Tê bì chân tay là hội chứng khá phổ biến trong các bênh thần kinh. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày. Vì thế, cần điều trị sớm để cuộc sống của người bệnh không bị đảo lộn.
Tê bì chân tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tê bì chân tay là gì?
Tê bì chân tay hiểu đơn giản là cảm giác bị tê ở tay hoặc ở chân do các dây thần kinh đang bị chèn ép. Hầu hết các trường hợp đều cảm thấy tê nhiều ở các ngón giữa và ngón trỏ.
Khi mắc bệnh lý này, người bệnh thường có cảm giác ngón tay, ngón chân như bị kim đâm hoặc kiến bò. Thậm chí, có người còn mất cảm giác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, việc vận động cũng khó khăn hơn.
Tê bì chân tay thường có cảm giá tê ở cánh tay trước, sau đó lan xuống cổ tay, bàn tay và ngón tay. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị sớm, nếu không việc cầm nắm, đi đứng của người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tê bì chân tay có triệu chứng như thế nào?
Không chỉ có triệu chứng tê tay, cảm giác như kim đâm hay kiến bò ở tay chân mà người bị tê bì tay chân còn gặp phải những dấu hiệu sau:
- Đau mỏi vai gáy, có thể lan xuống nửa người.
- Tay chân mất cảm giác, thường gặp nhất về đêm.
- Tê cánh tay sau đó lan xuống ngón tay. Khi nằm lâu hoặc để yên tay chân ở một vị trí trong thời gian dài sẽ có cảm giác râm ran như kiến bò.
- Có cảm giác như châm chính, nóng bỏng ở tứ chi.
- Chuột rút ở tay, chân.
Khi có những triệu chứng này, người bệnh nên nghĩ ngay đến việc mình có thể bị tê bì chân tay và cần đi khám ngay.
Nguyên nhân gây tê bì chân tay
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê bì chân tay, do sinh lý hoặc do bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý
Nguyên nhân này chủ yếu là do người bệnh hoạt động sai tư thế, mặc đồ quá bó, khoanh chân hoặc đứng quá lâu có thể dẫn đến tê ở tay, chân. Nguyên nhân là do máu không lưu thông được bình thường. Bạn chỉ cần đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi thì cảm giác này sẽ thuyên giảm.
Bên cạnh đó, căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài cũng có thể gây tê tay, tê chân. Nguyên nhân là do tế bào thần kinh ở tay chân có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý, dễ bị tê liệt nếu tâm lý bất ổn thường xuyên.
Một số người nhạy cảm, khó thích ứng khi có sự thay đổi đột ngột của môi trường cũng có thể dẫn đến tê bì tay chân như thay đổi thời tiết đột ngột.
Nguyên nhân bệnh lý
Tê bì chân tay có thể là biểu hiện của một số bệnh lý.
Bệnh thoái hóa đốt sống: Khi bị thoái hóa đốt sống, dây thần kinh, động mạch đốt sống cổ bị chèn ép, gây cản trở đến sự lưu thông máu và dẫn đến nhiều triệu chứng trong đó có tê bì chân tay. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm sẽ ngày càng nặng và thường xuyên xảy ra. Thậm chí, bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng như teo chân tay, liệt tay chân.
Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường, tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh cột sống dẫn đến tình trạng tê bì tay chân và một vài triệu chứng khác, ảnh hưởng trực tiếp đến vận động của người bệnh.
Bệnh tim mạch: Tê bì chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch. Khi tim hoạt động kém sẽ dẫn đến máu không lưu thông tốt và gây tê bì tay chân.
Thoái hóa khớp: Khớp tay, khớp háng, khớp đầu gối bị tổn thương, bào mòn có thể dẫn đến tê tay, tê chân và gây hạn chế vận động.
Đa xơ cứng: Đây là bệnh rối loạn tự miễn, có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh Trung ương và có thể dẫn đến tình trạng tê bì tay chân.
Viêm đa khớp dạng thấp: Khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm sẽ gây tê bì tay chân, nhất là khi người bệnh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một vị trí.
Hẹp ống sống: Đây là bệnh bẩm sinh do cột sống bị biến dạng. Cột sống thu nhỏ khiến các rễ thần kinh bị chèn ép và gây tê bì tay chân. Nếu tình trạng này kéo dài không được chữa trị có thể dẫn đến tắc nghẽn lưu thông máu, ảnh hưởng đến sự vận động của người bệnh.
Xơ vữa động mạch: Bệnh lý này gây hẹp lòng mạch và chèn ép những dây thần kinh chạy qua nên dẫn đến hiện tượng tê bì tay chân.
Viêm đa rễ thần kinh: Bệnh lý này xảy ra khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương, dẫn đến rối loạn cảm giác, tê bì tay chân và hạn chế vận động.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, tê bì tay chân có thể là hậu quả của tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc.
Các biện pháp điều trị bệnh Tê bì chân tay
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng phương pháp điều trị cho phù hợp. Nhìn chung, tê chân tay sinh lý không cần điều trị chỉ cần áp dụng một số biện pháp hỗ trợ, phòng ngừa như tăng vận động thể dục thể thao, xoa bóp thư giãn tay chân.
Phần lớn các trường hợp tê chân tay lặp lại nhiều lần, kéo dài hoặc do bệnh lý, cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh biến chứng xấu.
Chăm sóc xương khớp chủ động với TPBVSK Bảo Cốt An
Chăm sóc xương khớp chủ động với TPBVSK Bảo Cốt An
Hiện nay, các phương pháp điều trị các bệnh về xương khớp bằng thảo dược tự nhiên rất được ưa chuộng. Bởi ngoài các tác dụng chính trong hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp còn có tác dụng bồi bổ toàn thân, an toàn và ít tác dụng phụ. TPBVSK Bảo Cốt An – tiên phong ứng dụng Công nghệ Nano trong chăm sóc sức khỏe xương khớp. Sản phẩm được bào chế từ rất nhiều thảo dược quý chủ trị bệnh về xương khớp và chứa methylsulfonylmethane (MSM) và bromelain (từ quả dứa) – các hoạt chất giảm đau lành tính, không có tác dụng phụ.
Chăm sóc xương khớp chủ động là lựa chọn thông minh và hiệu quả nhất phòng tránh các bệnh về tê bì chân tay nói riêng và các bệnh lý về xương khớp nói chung. Bảo Cốt An sẽ giúp bạn gửi gắm yêu thương đến những người thân yêu của mình.