Thoái hóa cột sống là căn bệnh xương khớp phổ biến hàng đầu hiện nay. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân, nếu không phát hiện các triệu chứng sớm và có cách chữa kịp thời sẽ khó tránh khỏi những biến chứng khôn lường.
Thoái hóa cột sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thoái hoá cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là căn bệnh mãn tính, liên quan chặt chẽ tới quá trình lão hóa xương do phải chịu nhiều tải trọng xảy ra liên tục. Bệnh thoái hoá cột sống bản chất là những biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hóa ở đĩa đệm, thân đốt sống và ở các mỏm gai sau.
Thoái hóa cột sống thường gặp ở những người cao tuổi, người lao động nặng nhọc, dân văn phòng,… với những cơn đau âm ỉ kéo dài. Trong đó, cột sống cổ và cột sống lưng là 2 khu vực dễ bị thoái hóa nhất.
Những nguyên nhân thoái hóa cột sống điển hình
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống xảy ra do rất nhiều yếu tố như:
- Lão hóa tự nhiên: Tuổi càng cao cột sống càng dễ thoái hóa, tình trạng loãng xương, bào mòn sụn khớp xảy ra nhiều.
- Thói quen sinh hoạt: Ngồi lâu – ngồi nhiều một chỗ, ngủ sai tư thế, quan hệ tình dục thường xuyên,… cũng là những nguyên nhân thoái hóa cột sống điển hình.
- Tính chất công việc: Những người hay bê vác – gồng gánh đồ nặng, hay cúi gập người hoặc xoay cổ, ngửa cổ nhiều.
- Chế độ dinh dưỡng: Thiếu canxi, magie, vitamin,… khiến cột sống bị bào mòn, hạn chế khả năng tái tạo làm tăng nguy cơ thoái hóa.
- Di truyền huyết thống: Tỷ lệ thoái hóa cột sống ở người châu Á thấp hơn người châu Âu. Mắc các bệnh lý bẩm sinh di truyền như: Hẹp ống sống, gai cột sống s1,…
Các biện pháp điều trị Thoái hóa cột sống
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Nếu bị đau người bệnh có thể thử như sau:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp ích.
- Thực hiện hoạt động thể chất: Tập thể dục tác động mức độ nhẹ như bơi lội hoặc đi bộ, có thể giúp duy trì sự mềm dẻo và tăng cường sức mạnh cơ bắp hỗ trợ cột sống.
- Cải thiện tư thế ngồi, đi và đứng
- Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn người bệnh thực hiện các bệnh tập tại nhà
- Nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau
Phương pháp điều trị thay thế
Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp điều trị sau để kiểm soát và giảm các triệu chứng của bệnh như:
- Châm cứu
- Nắn chỉnh cột sống
- xoa bóp
- Điều trị bằng siêu âm
- Kích thích điện
Điều trị bằng thuốc
Nếu đau nhiều hoặc kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định:
- Thuốc giảm đau kê đơn
- Thuốc giãn cơ, để giảm co thắt
- Thuốc giảm đau thần kinh
- Thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm dùng khi đau nặng. Tuy nhiên, steroid cũng có tác dụng phụ, vì vậy bác sĩ thường sẽ cố gắng hạn chế sử dụng.
Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu người bệnh có các triệu chứng nặng và kéo dài mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả. Hoặc trong các trường hợp cần phóng bế dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê liệt nghiêm trọng, yếu hoặc mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, và nếu tổn thương có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không phẫu thuật kịp thời.
Giải pháp mới trong hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống
Giải pháp mới trong hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống
Trong dân gian có rất nhiều các vị thuốc thảo dược có tác dụng tăng cường sức khỏe xương khớp. Nó được ưa chuộng bởi tính tự nhiên, an toàn. Trong đó, sản phẩm Bảo Cốt An là sự kết hợp giữa các bài thuốc cổ truyền và sản xuất trên dây chuyền hiện đại, có chứa hoạt chất nano Ginkgo Biloba ứng dụng đề tài nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm đã được Cục ATTP – Bộ Y Tế cấp phép và được các chuyên gia khuyên dùng. Bảo Cốt An có tác dụng chăm sóc sức khỏe xương khớp toàn diện:
- Hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp, sưng đau các khớp.
- Hoạt huyết thông kinh mạch, tái tạo sụn khớp, nuôi dưỡng tế bào mô sụn khớp.
- Chống viêm, giảm đau lành tính.
Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép và được các chuyên gia khuyên dùng.
Các biện pháp điều trị thoái hóa khớp không sử dụng thuốc giúp cải thiện các cơn đau nhức, đồng thời làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài giúp mang lại kết quả điều trị như mong muốn.